Những giai đoạn phát triển thai kỳ (Tuần 27 & 28)

Mang thai tuần thứ 27

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

05

Vào thời điểm này của thời kỳ mang thai, bạn cảm thấy bé cựa quậy rất nhiều. Một số cử động của bé có thể do nấc cục còn những cử động khác có vẻ như bé đang tham gia tập thể dục nhịp điệu. Nhiều phụ nữ thấy những cử động này dễ chịu và giúp tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và bé. Nhiều phụ nữ hỏi rằng con của họ cựa quậy như thế nào là bình thường.

Thời gian còn lại trong thời kỳ mang thai, bạn có thể được yêu cầu đếm số lần bé quẫy đạp, nhưng giờ thì bạn chỉ muốn so sánh với tình trạng bình thường. Nếu bé của bạn có vẻ thụ động hơn bình thường, bạn sẽ phải thảo luận điều này với bác sĩ của mình.

2. Bé to chừng nào?

Lúc này bé dài khoảng 35cm (14 inches) và nặng khoảng 1,2kg (2.25 pounds).

3. Bé thay đổi thế nào?

28Khoảng tuần thứ 11 mí mắt bé bị dính lại, nhưng khoảng tuần thứ 27 đến 28 bé có thể mở và nhắm mắt. Bé cũng phát triển chu kỳ ngủ và thức đều đặn. Không may là chu kỳ này có thể không cùng chu kỳ với bạn. Bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy những cử động nhịp nhàng trong tử cung và thắc mắc không biết chuyện gì đang xảy ra. Có thể là bé đang bị nấc cục. Điều này là hoàn toàn bình thường và có thể diễn ra đều đặn trong giai đoạn cuối của thai kỳ khi phổi của bé tiếp tục phát triển.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nếu bạn chưa thu xếp học các lớp về sinh con, đây là lúc để làm điều đó. Hãy nhớ rằng bạn phải học xong các lớp này khi hết tuần 37 của thời kỳ mang thai. Trao đổi với bác sĩ của bạn về nơi mở khoá học này.

Nếu bạn là người mẹ nuôi con một mình, bạn có thể nhờ bạn bè, các thành viên trong gia đình, hay nữ hộ sinh làm bạn đồng hành cùng bạn, hay bạn có thể tham dự một lớp đặc biệt cho phụ nữ nuôi con một mình.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Đây là lúc thích hợp để sắm sửa những thứ cần thiết cho con của bạn. Hãy trò chuyện với mẹ bạn – người đã từng ở trong hoàn cảnh bạn hiện nay – để xem mẹ bạn khuyên mua những loại sản phẩm nào. Nếu cần thiết, hãy trao đổi với một bác sĩ khoa nhi để xem bác sĩ khuyên bạn ra sao. Có nhiều chọn lựa nhưng phải phù hợp với bạn và hoàn cảnh bạn.

6. Dành cho ba của bé

Khi người phụ nữ của bạn trải qua những tuần cuối của thời kỳ mang thai, sẽ có vài việc nhà trở nên khó khăn và nguy hiểm nếu cô ấy phải làm. Hãy giúp đỡ cô ấy với những việc như đặt đồ đạc lên kệ cao và kỳ cọ bồn tắm hay bồn cầu. Những cử chỉ nhỏ này có thể làm vợ bạn rất vui.

Mang thai tuần thứ 28

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

02

Tử cung của bạn sẽ tiếp tục phát triển theo từng tuần. Lúc này bạn có thể cảm thấy rõ ràng đầu tử cung cách rốn chừng 9cm (3.5 inches). Trọng lượng của bạn đã phải tăng từ 8,5 đến 12kg (17 đến 24 pounds). Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về những bận tâm về trọng lượng vào kỳ hẹn tới.

Kể từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, bạn có thể cảm thấy các triệu chứng của việc có thai đang thay đổi một lần nữa. Nhiều phụ nữ sẽ bắt đầu bị vọp bẻ chân, táo bón, mất ngủ và bị bệnh trĩ.

2. Bé to chừng nào?

Lúc này bé dài khoảng 36cm (14.25 inches) và nặng khoảng 1.25kg (2.5 pounds). Bé vẫn còn khá nhỏ, nhưng trong vài tuần cuối cùng thai kỳ, trọng lượng của bé sẽ tăng đáng kể.

3. Bé thay đổi thế nào?

34Não của bé thật sự bắt đầu phát triển thành một cơ quan phức tạp. Cho đến lúc này, não của bé khá phẳng, nhưng bắt đầu từ tuần này não bé bắt đầu phát triển các nếp nhăn trên bề mặt não. Lượng mô não cũng bắt đầu tăng trong tuần thứ 28. Sự phát triển lông và tóc cũng tiếp tục. Lông mày và lông mi đã rõ ràng, tóc trên đầu cũng mọc dài hơn. Bé cũng bắt đầu tròn trịa hơn khi trữ lượng mỡ dưới da tiếp tục phát triển. Đây là một phần phát triển quan trọng sẽ tiếp tục suốt thời gian còn lại của thai kỳ.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Vào kỳ khám thai tới, bạn nên chuẩn bị cho những điều sau:
• Siêu âm Rhogam nếu bạn có yếu tố Rh. Nếu kháng thể Rh không có trong máu thì bạn sẽ được siêu âm Rhogam vào tuần 28 và có thể sau khi sinh.
• Thảo luận về sơ đồ hoạt động của bào thai
• Cách tính các lần bé đạp
• Có thể tham gia các lớp học sinh con
• Cho bú mẹ hay bú bình

Có thể bạn sẽ bắt đầu đi khám bác sĩ 2 tuần một lần cho đến tuần 36. Sau 36 tuần, các buổi khám sẽ thực hiện hàng tuần.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Bạn có thể cảm thấy còn nhiều tuần nữa mới sinh con, nhưng bạn cần bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh con của mình. Điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu bé của bạn chào đời sớm. Hãy bảo đảm là bạn luôn có tất cả các số điện thoại của chồng bạn bên mình để có thể liên lạc khi bạn sắp sinh. Bạn sẽ làm gì nếu anh ấy không có ở đấy? Việc có sẵn một kế hoạch B luôn là điều tốt. Bạn nên vạch ra nhiều lộ trình đến địa điểm sinh của bạn. Một số đàn ông thấy kế hoạch này là thú vị và họ sẽ trở nên sáng tạo và tìm ra con đường ngắn nhất và nhanh nhất có thể đi đến.

6. Dành cho ba của bé

Nhiều cặp vợ chồng quyết định mua máy nhắn tin và điện thoại di động khi ngày chào đời của bé đến gần. Hãy nói với vợ về các chọn lựa. Hãy tham gia vào các quyết định và kế hoạch này. Trao đổi về những lo lắng của bạn khi cô ấy không thể gọi cho bạn được và các cách thức để tránh điều này. Có thể cũng cần những tin nhắn báo là nàng sắp sinh. Trao đổi với những cặp cha mẹ khác đã có kinh nghiệm để xem họ đã giải quyết những điều này như thế nào.

-(Còn Tiếp)-

—BlogKentQ—

About blogkent

Electrician on Jack Up Rig Ensco107. Email: qntspk@gmail.com Tel: (+84) 978 736 008
This entry was posted in Cẩm Nang cho Mẹ & Bé, Làm Cha Mẹ, Mang Thai, Trang Chủ and tagged , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a comment